Friday 22 August 2014

Cấu trúc của một chương trình Android

Các bạn đã tạo một chương trình Hello world theo hướng dẫn cho riêng mình chưa. Liệu bạn có đặt ra câu hỏi sao nó lại sinh ra nhiều thư mục và rắc rối như vậy không. Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào đó cấu trúc của một chương trình Android.

Đầu tiên mình có hình ảnh sau

Nhìn vào hình các bạn có thể thấy những vùng màu đỏ là những phẩn quan trọng của một chương trình Android.
Đầu tiên là folder src chính là folder source code chứa mã nguồn của các bạn. Ở đây bạn cũng có thể tạo riêng cho mình những package bằng các chuột phải vào folder src->new->Package.
Tiếp ở phía dưới nó là những folder thư viện và có mục thư mục là gen nơi chứa tất cả những phần được sinh ra từ code của bạn trong ở trong file xml và được biểu diễn dưới dạng các id-số nguyên(trong file khi bạn mở dưới dạng hệ Hexa)
Ví dụ từ project trên

Nó chứa tất cả các thuộc tính được sinh ra như id, drawable, layout, style, string vvv) tất cả những thứ này sẽ liên quan tới việc bạn truy xuất nó trong phần code Java. Có thể hiểu nôm na những thứ được sinh ra kể trên như biến của một chương trình vậy. Khi vào code chi tiết ở những bài sau các bạn sẽ thấy nó liên quan mật thiết tới mức nào.

Tiếp tới chúng ta sẽ quan tâm thư mục res là thư mục chứa tài nguyên của ứng dụng như hình ảnh, các file xml bạn tự tạo là selector, layout, drawable...Nhưng hãy quan tâm thư mục layout trước tiên nó là thư mục chứa layout(giao diện người dùng của chương trình) có thể nói việc dụng xml để biểu diễn View trong Android là vô cùng phổ biến. Ngoài ra các bạn còn có thể lập trình programmability(lập trình động) bằng mã Java. Nhưng đa phần chúng ta sẽ xử dụng xml để biểu diễn View.
 Khi làm việc với layout các bạn muốn tạo một layout mới thì chỉ cần chuôt phải vào thư mục layout->new->Android XML File là sẽ thấy một bảng hướng dẫn như sau.


Chọn layout bạn muốn tạo như LinearLayout, RelativeLayout, ProgressBar, ListView.... đặt tên(nhớ không có chữ hoa hay dấu cách + kí tự đặc biệt nhé không trình IDE sẽ đưa ra báo lỗi)và nhấn Finish để hoàn tất. Layout không chỉ chứa đơn lẻ như vậy mà nó còn chứa những View khác ở bên trong nó. Bạn hãy tưởng tượng một số layout chính như LinearLayout, RelativeLayout, Table...là những thùng chứa chứa các View con bên trong nó.

Phía dưới folder layout là các folder meu chứa các menu của ứng dụng, các folder values chứa các giá trị như style, string, color, integers ... của chương trình.

Tiếp tới một phần rất quan trọng là file AndroidManifest.xml đây là file cấu hình toàn bộ chương trình Android bạn hãy bật file đó ra và chuyển sang tab sau
Bạn sẽ thấy phần mã nguồn của file chứa một vài thông tin như
<uses-sdk
<!--Min SDK khi bạn build ứng dụng tương ứng version thiết bị thật cũng như ảo-->
        android:minSdkVersion="14"
 <!--Biên dịch mã tương thích với verison Android thường sẽ là cao nhất-->
        android:targetSdkVersion="21" />
Thẻ application chứa các thông tin cơ bản như tên ứng dụng, theme đang dùng... và các thông tin khác như activity của ứng dụng, receiver,  service...và còn nhiều thành phần khác

Thông tin chi tiết hơn bạn có thể tìm hiểu với đường link sau App Manifest
Nếu file này cấu hình sai ứng dụng của bạn sẽ không thể chạy hoặc khi chạy chương trình sẽ có thể sinh ra lỗi. Hãy cẩn thận với nó.

Vậy là mình đã giới thiệu cơ bản về cấu trúc của một chương trình Android. Ở những bài viết tiếp theo khi các bạn làm việc cùng Android thì các bạn sẽ hiểu những điều mình viết hơn.
Nếu quan tâm các bạn hãy để lại những câu hỏi hay những lời khuyên cho bài viết, được vậy mình rất cảm ơn các bạn.

No comments :

Post a Comment